Đối với hoạt động digital marketing, seo, hay phát triển website . . . thì các công cụ hỗ trợ dường như là không thể thiếu. Vậy là một nhà quản trị web, dù với bất kỳ mục tiêu nào đi nữa thì có lẽ các bạn cũng đã từng nghe qua các công cụ quen thuộc như UTM, Google Analytics . . . tấc cả các công cụ này có vai trò giúp các nhà quản trị web có thể đo lường các thông số liên quan đến website của mình. Với UTM, đây là từ viết tắt của công cụ Urchin Tracking Module, công cụ này được phát triển bởi một công ty phần mềm khá có tiềm năng Urchin Software Corp và tất nhiên không có gì ngạc nhiên khi quảng cáo Google Remarketing mua lại công ty này nhằm phục cụ kế hoạch phát triển mạnh mẽ của mình. Chức năng chính xác và nổi bật từ UTM đó chính là khả năng xác định lượng truy cập người dùng vào một liên kết bắt nguồn từ đâu, phân loại chúng. Với thông số hữu ích liên quan đến các truy cập người dùng này các bạn có thể dựa vào đó để tối ưu website, tối ưu cho các chiến lược digital marketing, PR . . . của mình
UTM giúp xác định các thông số lượng truy cập, nguồn truy cập website của người dùng |
Ví dụ để các bạn dễ hiểu hơn đó chính là trang https://thietkewebsitebinhduong.online/ hiện tại đang là trang có lượng nội dung được phát triển mỗi ngày là ổn định và thu hút được lượng truy cập, tham khảo các nội dung trên trang. Nhưng để trang có thêm thật nhiều lượng truy cập, thật nhiều người dùng dành thời gian để đọc nội dung trên trang đơn vị chọn các chia sẻ các bài viết trên trang một cách rầm rộ trên các trang mạng xã hội lớn, lượng truy cập người dùng cao như Google+, Facebook, Twitter, Pinterest, Zalo OA, LinkedIN và cùng với đó là hàng loạt các trang mạng xã hội nhỏ khác
Vai trò của UTM chính thức được thể hiện tại thời điểm này, đó chính là nó sẽ giúp cho các bạn có thể biết được với một liên kết bài viết được chia sẻ trên mạng xã hội Google+ nó sẽ thu hút về bao nhiều lượt view cho trang, các trang mạng xã hội khác cũng tương tự như vậy. Ngoài xác định lượng truy cập từ các trang mạng xã hội, UTM cũng giống như Google Analytics khi nó cũng có thể xác định, phân loại các truy cập từ các website đặt backlink, các banklink đặt trên các web vệ tinh . . . và điều này khá có tác dụng trong seo
5 biến thể trong UTM là gì?
Đối với 1 link UTM nó sẽ chứa chính xác là 5 biến thể bao gồm:
– Nguồn (Source): Biến thể này dùng để xác định các liên kết bài viết đang được đăng tải lên những trang nào, có thể các bạn đăng tải liên kết bài viết lên Twitter, Google+, Facebook . . .Lúc này khi xem trên Google Analytics các bạn sẽ nhìn thấy và biết được rằng lượt truy cập đến như lượt nhấp của người dùng với bài viết được chia sẻ trên Twitter, trên Facebook và trên rất nhiều trang khác. Với bài viết được chia sẻ lên bất kỳ trang nào thì nguồn ở đây chính là trang đó, với Twitter nguồn sẽ là Twitter, với Facebook nguồn sẽ là Facebook . . . tương tự như vậy cho tất cả các trang khác
Ví dụ: utm_source=twitter, utm_source=facebook . . .
– Chiến dịch (Campaign): Biến thể này được sử dụng để xác định về chiến dịch marketing mà một liên kết bài viết đang tham gia. Ở đây với một bài viết về dịch vụ quảng cáo Facebook hiệu quả thì biến thế chiến dịch ở đây sẽ là utm_campaign=quangcaofacebook
– Biến thể Medium: Đây là một biến thể dùng để xác định mức hiệu quả mà một link liên kết được chia sẻ mang lại. Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực marketing, tiếp thị bán hàng thì medium họ thường hay chọn sẽ là CPC, tức là mất khoản bao nhiêu chi phí để có được lượt nhấp truy cập trang từ phía người dùng. Ở đây chúng ta có: utm_meditum=CPC
– Biến thể từ khóa (Term): Biến thể này dùng để theo dõi các quảng cáo từ khóa, từ khóa là một phần không thể thiếu trong các nội dung được phát triển mà người tạo nội dung cần phải trả một khoản bao nhiêu cho mỗi truy cập của người dùng, có thể các bạn sẽ post bài viết lên một trang mạng xã hội bất kỳ
– Biến thể nội dung (content): Thực tế biến thể này có có thể hoặc không, tùy vào sự quan tâm của người làm nội dung và nó cũng có tác dụng là hỗ trợ tối ưu các nội dung bên trong liên kết bài viết nhằm thu hút sự quan tâm lớn hơn từ phía người dùng
Đa số mọi người hiện nay đều chọn cách với một liên kết gắn UTM thì phải tập trung vào 3 biến thể chính bao gồm nguồn, chiến dịch và medium để xác định mức hiệu quả chính xác của các link liên kết, còn lại 2 biến thể từ khóa và nội dung sẽ có vai trò bổ trợ, giúp tối ưu các nội dung trên trang và 2 biến thể này có thể là có hoặc không
Chúng ta sẽ có một ví dụ cụ thể về link liên kết gắn UTM với nguồn được chia sẻ lên Facebook, chiến dịch marketing và medium hướng đến là CPC như sau:
Với một liên kết gắn UTM như vậy, lúc này các bạn có thể chia sẻ liên kết này lên mạng xã hội Facebook và bắt đầu theo dõi các kết quả trả về xoay quanh liên kết này trong công cụ đo lường Google Analytics
Một số lưu ý với url gắn UTM là gì?
– Trong liên kết không thể thiếu dấu chấm hỏi “?”, vì khi thiếu link sẽ không được sử dụng
– UTM hiện tại có sự phân biệt giữa chữ hoa và chữ thường nên các bạn cần lưu ý vấn đề này
– Đối với các biến thể nếu đó là từ ghép các bạn sẽ nối chúng bằng dấu gạch “_” nhằm để phân biệt với dấu gạch “-” trong url
– Không bắt buộc về vị trí của các biến thể
Các bạn có thể tham khảo thêm về:
– Công Cụ Lập Kế Hoạch Từ Khóa Google Keyword Planner
– Cách setup quảng cáo google mua sắm
Ưu và nhược điểm của UTM là gì?
+ Về mặt ưu điểm của utm
– UTM hỗ trợ các bạn theo dõi được mức hiệu quả của các liên kết khi chúng được mang đi chia sẻ trên các kênh khác
– Dễ sử dụng, dễ kiểm soát
– UTM thực sự là một công cụ hỗ trợ tốt dành cho Google Analytics
+ Về mặt nhược điểm của utm
– Với rất nhiều chiến dịch, rất nhiều các kênh được chia sẻ nên các bạn chắc chắn sẽ gặp những khó khăn trong việc ghi nhớ chúng
– Nhập sai thông tin các biến thể khi kiểm tra các kết quả từ Google Analytics thì sẽ không có kết quả được trả về vì Google Analytics không hiểu bạn đang muốn kiểm tra thông tin nào
– UTM sẽ khiến cho liên kết các bài viết dài hơn bình thường, nó không còn thân thiện với người dùng và với các liên kết này người dùng họ sẽ rất ngại truy cập để tham khảo các nội dung trên trang
Trang đích được gắn UTM có thể theo dõi các chiến dịch quảng cáo Remarketing, giúp các bạn có thể xác định được người dùng họ truy cập web thông qua các website nào, qua đó đưa ra được phương án tối ưu quảng cáo hiệu quả nhất. Lưu ý là khi làm quảng cáo Remarketing các bạn cần có sự phân biệt rõ ràng giữa Remarketing và Retargeting để tránh sự nhầm lẫn nhé
Hướng dẫn xây dựng một Landing Page với UTM trong quảng cáo
|
Gắn các biến thể UTM vào URL bắt đầu sử dụng công cụ |
– Bước 1: Các bạn truy cập vào link sau: https://ga-dev-tools.appspot.com/campaign-url-builder/
– Bước 2: Nhấp url và tiến hành chọn các biến thể quan trọng bao gồm biến thể chiến dịch, biến thể nguồn và biến thể medium. Ở đây với biến thể nguồn các bạn có thể chọn Facebook, Youtube, Zalo . . ., với biến thể medium các bạn có thể chọn cách tính phí mà người dùng họ tương tác vào quảng cáo, truy cập vào website như CPC, CPM, CPA . . . với biến thể chiến dịch các bạn có thể chọn một tên chiến dịch phù hợp để phân biệt và ghi nhớ
– Bước 3: Sau khi nhập đầy đủ các thông tin các bạn sẽ được một liên kết dài ngoằn như sau: SSS&utm_medium=Direct click on post&utm_campaign=Ví dụ
– Bước 4: Rút gọn link liên kết: Với một liên kết dài ngoằn như vậy các bạn nên rút gọn link này để tiện sử dụng cho trong các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị. Để rút gọn các bạn có thể truy cập trang https://bit.ly/, copy link trên vào đây và nhấn Shorten các bạn sẽ được liên kết rút gọn như sau:
Rút gọn link liên kết UTM một cách đơn giản, nhanh chóng |
Hướng dẫn xem các thông số kỹ thuật về UTM trong Google Analytics
Dữ liệu của các chiến dịch quảng cáo sẽ được Google Analytics thu thập sau vài giờ hoặc để chắc ăn hơn các bạn hãy đợi khoản một ngày
Truy cập vào Google Analytics các bạn thực hiện liên tục các thao tác sau: Behavior => Site content => All Pages. Tại trang này các bạn sẽ nhìn thấy 1 loạt các trang đích được sắp xếp theo thứ tự lượt truy cập người dùng từ cao nhất đến thấp nhất, ở trang này các bạn sẽ nhấp chọn vào trang đích mà mình đang muốn kiểm tra các thông số
Dữ liệu của các chiến dịch quảng cáo sẽ được Google Analytics thu thập sau vài giờ |
Tiếp theo các bạn sẽ nhấp chọn tiếp vào tab Secondary Dimension. Trong đây sẽ là danh sách các thông số kỹ thuật liên quan đến các biến thể của UTM mà các bạn có thể tham khảo bao gồm content, medium, nguồn, chiến dịch, từ khóa . . .
Tiếp theo các bạn sẽ nhấp chọn tiếp vào tab Secondary Dimension |
Bạn có những thắc mắc về quảng cáo không biết hỏi ai? Bạn có thể Click vào đăng ký dưới đây!
Chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để giải đáp những thắc mắc, cũng như tư vấn cho bạn về dịch vụ quảng cáo Online trong ngày!
Đăng ký quảng cáo Google Adwords
- Retargeting Và Remarketing Giống Và Khác Nhau Như Thế Nào?
Bài viết ngày hôm nay Quảng Cáo Siêu Tốc thực hiện cũng sẽ liên quan trực tiếp đến các thuật ngữ này, mà cụ thể ở đây…
- Tìm Hiểu Công Cụ Lập Kế Hoạch Từ Khóa Google Keyword Planner
Với bước lập kế hoạch cho các từ khóa, hiện nay Google đang cung cấp một cụ cộng hỗ trợ khá hữu hiệu cho các bạn, công cụ này có…
- Quality Score Là Gì? Cách Tăng Điểm Chất Lượng Quảng Cáo Adwords
Khi muốn làm quảng cáo GoogleAdwords, sẽ có nhiều yếu tố để bạn cần phải quan tâm bao gồm các từ khóa, ngân sách, thời điểm quảng…
- 5 Giải Pháp Gia Tăng Hiệu Quảng Cáo Google Adwords
Khi làm quảng cáo bạn cần phải xác định được cho mình một mục tiêu thực sự mà mình đang được đến là gì. Mục tiêu…
- Google AMP Là Gì? Cài Đặt AMP Trên Website Như Thế Nào?
Google AMP là từ viết tắt của từ tiếng anh Accelerated Mobile Pages, từ này có nghĩa tăng tốc trang trên đi động hay trang trên thiết bị di động được…
- Hướng Dẫn Cách Cài Đặt Google Webmaster Tool
Điểm đặc biệt từ Google Webmaster Tool đó chính là ngoài cung cấp cho bạn các số liệu, các thông số kỹ thuật liên quan đến website…
- Cách Liên Kết Tài Khoản Awords với Google Analytics
Quảng cáo Google Adwords – một trong những dịch vụ quảng cáo trực tuyến có những hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp trong mục tiêu tìm…
- Mã Khuyến Mại Google Adwords Là Gì? Sử Dụng Như Thế Nào?
Với seo bạn sẽ cần khá nhiều thời gian nhưng ngược lại với Adwords bạn có thể đưa trang của mình lên top tìm kiếm chỉ sau 5 phút. Chính…
- CTR Bao Nhiêu Là Tốt? Làm Thế Nào Để Cải Thiện Tỷ Lệ Nhấp Này?
Trước khi tìm thấy câu trả lời về chỉ số CTR bao nhiêu là tốt bạn cần phải xác định được cụ thể khái niệm về nó, nó đang…
- Hướng Dẫn Cách Liên Hệ Google Việt Nam Để Nhận Hỗ Trợ
Khi tài khoản bị báo lỗi, cách tốt nhất và nhanh nhất để khắc phục những lỗi này đó chính là bạn nên liên hệ với…